Nếu
Vì dụ như độ thoáng khí và thoát nước của đất không tốt lắm khiến nước đọng lại lâu ngày hoặc bầu đất khô cứng, nước khó thấm đều khiến cây không hút đủ nước. Cả hai điều này đều khiến bộ rễ của cây không phát triển tốt, dẫn đến cây bị cằn cỗi, khô héo.
Trong cả hai trường hợp: chậu cây của bạn đã lâu không phát triển hoặc rễ phát triển quá tốt, vào mùa thu đông, bạn cần phải đổi chậu, thay đất, dọn rễ cho cây.
Những lưu ý khi đổi chậu cho cây cảnh
1. Bộ rễ phát triển quá mức cần thay đất ở đáy chậu cho cây cảnh .
Bộ rễ của
Trong đất mới, bạn có thể chôn một ít phân cừu đã hoai mục ở dưới đáy, còn nếu là cây thân củ thì có thể rắc một ít bột xương.
Bạn có thể rải một lớp đất nhỏ xuống đáy chậu hoa sau đó vùi phân nền rồi lấp đất lại, cuối cùng cây đã bén rễ trồng trực tiếp vào chậu. Sau khi trồng xong phủ đất lên trên. đất phủ không được vượt quá khối lượng đất ban đầu để tránh vùi thân cây quá sâu, dễ gây thối rễ.
2. Đổi chậu cho cây cảnh bị thối rễ
Nếu
3. Chú ý đến đất mới bổ sung
Tôi cũng nhắc nhở mọi người ở đây rằng khi thay chậu, đất mới thêm vào không được quá khác so với đất ban đầu. Nếu trước đây trồng bằng đất trồng rau, đất thịt, đất phù sa… thì đất sẽ cứng lại sau một thời gian. Điều này khiến đất sau khi được tưới khó khô hơn.
Nếu đất mới được thêm vào đặc biệt thoáng khí và tơi xốp, nó sẽ quá khác so với đất trồng trong bầu trước đó. Sau khi tưới, nước chảy ra khỏi đất thông thoáng. Khối đất ban đầu của cây vẫn không thể hút nước. Nếu cứ tiếp tục như vậy sẽ hình thành 2 lớp đất ngay trong một chậu cây, khiến trạng thái của
4. Loại bỏ đất khô cứng ở chậu cây cảnh
Thông thường mọi người sẽ mua cây cảnh trồng sẵn trong chậu về nhà, với đất đã được định sẵn. Nếu loại đất ban đầu là đất thịt hoặc đất phù sa, khi thay đất bạn phải loại bỏ lớp đất trên bề mặt của chậu cây và 1 số đất bề mặt xung quanh chậu cây.
Bạn có thể rửa sạch đất bằng nước cho đến khi rễ cây lộ ra ngoài và không loại bỏ lớp đất mùn bảo vệ bộ rễ của cây.
Sau đó, bạn chuẩn bị một ít đất tơi xốp và thoáng khí, bổ sung kịp thời, cho phân tan chậm thích hợp vào đất mới bổ sung, trộn và đảo đều. Việc cho phân tan chậm vào đất có thể giúp rễ cây mọc nhanh hơn.
5. Kỹ năng khử trùng đất
Khi chúng ta thay chậu trồng cây thì đất mới bổ sung không những phải thoáng khí, tơi xốp mà còn phải đảm bảo vô trùng. Nếu bạn dùng lại đất cũ trong chậu thì cũng phải khử trùng nghiêm ngặt rồi mới dùng. Nếu không, đất dễ tồn đọng mầm bệnh hoặc trứng côn trùng, dẫn đến tình trạng cây xấu hơn.
Một số bạn mua cây mới về nhà trồng, hoặc cây sau khi thay chậu dễ bị thối rễ. Điều này có thể do bạn dùng đất kém thoát khí hoặc do chính đất trồng trong chậu đã mang mầm bệnh.
Để tránh mầm bệnh trong đất, thông thường nên đổ một số dung dịch diệt vi khuẩn, mầm bệnh bạn có thể mua ở nơi bán cây cảnh. Tốt nhất mua đất phù hợp tại cây bán cây cảnh và thay đất mới phù hợp.
6. Chú ý chọn đất dinh dưỡng cho cây cảnh
Thường thì khi trồng hoa, cây cảnh, chúng ta cũng cần mua một ít đất dinh dưỡng chất lượng cao. Nói chung là sử dụng đất dinh dưỡng đa năng, thường thì trộn đều là mùn dừa thô, mùn dừa mịn (hoặc đất than bùn) và đá bọt.
Loại đất tương đối tơi xốp và thoáng khí, có thể trộn phân bón tan chậm thích hợp vào đất chậu.
Tuy nhiên, đó là loại đất thích hợp với môi trường thuận lợi cho cây cảnh phát triển, ví như sân ngoài trời và sân thượng. Ở đây, môi trường đặc biệt thông thoáng và nhiều ánh sáng. Sau khi tưới cây thì đất trong chậu sẽ nhanh khô, cộng với bón phân thường xuyên thì cây sẽ phát triển tốt.
Nhiều chậu cây hoa trà, hoa giấy và các loại cây khác trên thị trường thường được trồng trong đất vườn rau hoặc đất thịt, chúng cũng phát triển rất tốt. Nếu để trên ban công hoặc bệ cửa sổ trong nhà thì khả năng thông gió và truyền sáng không được tốt như vậy.
Do đó, tốt nhất bạn phải thay đất tơi xốp và thoáng khí cho cây cảnh kịp thời, nếu không chu kỳ khô và ướt của đất chậu sẽ chậm, dễ dẫn đến bộ rễ càng dài, cành lá càng xấu.
Đất trồng hoa cũng cần được chọn theo môi trường, nếu môi trường đặc biệt thông thoáng và nhiều ánh sáng, đất trồng trong chậu rất nhanh khô thì chúng ta cũng cần thêm một ít đất hữu cơ chuyên trồng rau vào chậu hoặc thêm đất than bùn để tăng hiệu quả màu mỡ và khả năng giữ nước của đất.
Còn nếu môi trường trồng hoa trong nhà đặc biệt kém thông gió và truyền ánh sáng, hãy sử dụng một số loại đất tơi xốp và thoáng khí để trồng.
7. Chú ý đến việc sử dụng rêu sphagnum
Một số bạn thích sử dụng loại cây có màu đỏ tươi như hồng môn, hoa trạng nguyên và các loại lan khác, họ thường dùng rêu sphagnum để trồng. Rêu sphagnum có khả năng giữ nước nhất định và đặc biệt thoát khí tốt, miễn nó không tích tụ nước, rễ cây khó có vấn đề xấu.
Bạn có thể mua trực tiếp một ít rêu sphagnum khô trên thị trường, sau khi ngâm trong nước trong nửa giờ, bạn có thể dùng tay vắt kiệt nước trong rêu, sau đó dùng rêu sphagnum để nuôi cây.
Nói chung, rêu sphagnum được thay 1-2 lần/ năm. Nếu rêu chất lượng kém thì nên 6 tháng đến 1 năm thay 1 lần.
8. 2 trường hợp không được thay chậu cho cây cảnh
Có hai trường hợp không nên vội thay chậu cây. Một là cây bạn mới mua về nhà. Cây mới cần có thời gian thích nghi với môi trường mới, nên nuôi ở nơi thoáng gió và nhiều ánh sáng, giữ cho đất chậu ẩm nhẹ, có ánh sáng tán xạ thích hợp.
Khi cây thích nghi với môi trường mới và bộ rễ mới mọc ở phía dưới thì có thể bắt đầu thay chậu.
Hai là cây đã chuẩn bị ra hoa, hoặc sắp đến kỳ ra hoa. Lúc này không nên đổi chậu cho những loại cây này. Vào mùa đông xuân có nhiều loại cây chuẩn bị ra hoa như hoa càng cua, các loại hoa xương rồng….
Nếu bây giờ bạn đổi chậu cây thì nụ hoa sẽ không thể hình thành bình thường được vì sau khi đổi chậu sẽ mất một thời gian để cây hồi phục.
(Bài và ảnh: Theo Sina)
Bài viết cùng chuyên mục, chủ đề