Trồng cây cảnh vào mùa hè hãy ghi ngớ 5 không. Chỉ cần tiết chế được điều này thì cây cảnh của bạn sẽ được chăm sóc tốt và không chết

Hiện tại đang là tháng 6, thời tiết nắng nóng cực điểm và cây cảnh cũng nhạy cảm hơn với nhiệt độ. Nếu mùa xuân là thời kỳ vàng cho sự sinh trưởng của vạn vật thì mùa hè lại là “thời kỳ nguy hiểm” của hoa lá, cỏ cây. Nếu bạn không chú ý thì cây cảnh trong nhà sẽ dễ chết.

Trồng cây cảnh vào mùa hè hãy ghi ngớ “5 không”. Chỉ cần tiết chế được điều này thì cây cảnh của bạn sẽ được chăm sóc tốt và không chết.

Hãy xem đó là những nguyên tắc gì nhé!

Trồng cây cảnh vào mùa hè, nhất định nhớ "5 không", nếu cố chấp coi chừng chỉ còn chậu - Ảnh 1.

1. Không bón phân đậm đặc, phân thô cho cây cảnh

Trồng cây cảnh không thể tách rời việc bón phân. Nhiều người yêu cây cảnh thích tự làm một số loại phân bón hữu cơ tại nhà như phân bón vỏ, nước vo gạo, bã sữa đậu nành…

Loại phân bón hữu cơ này là phân bón thô trước khi lên men. Phân bón thô được đặt trong chậu cây cảnh, vi khuẩn sẽ tiếp tục lên men phân bón trong đất, giải phóng rất nhiều nhiệt trong quá trình lên men.

Trồng cây cảnh vào mùa hè, nhất định nhớ "5 không", nếu cố chấp coi chừng chỉ còn chậu - Ảnh 2.

Những loại phân hữu cơ cần pha loãng mới được tưới cho cây cảnh

Hơn nữa mùa hè thời tiết nóng bức, vi khuẩn đặc biệt hoạt động mạnh, phân bón thô sinh ra nhiệt lượng cực lớn sẽ trực tiếp đốt chết bộ rễ của cây cảnh.

Do đó, khi bón phân cho cây cảnh vào mùa hè cần chú ý đến nồng độ các loại phân bón. Thường chỉ bón một lượng phân loãng, tránh bón những loại phân có nồng độ cao và nặng.

Vào mùa hè, nước thực vật bốc hơi nhanh, phân bón quá đậm đặc sẽ khiến cây cảnh mất nước, gây rụng lá, nụ hoa khô héo, thậm chí dẫn chết chết cây.

2. Không tưới nước cho cây cảnh vào buổi trưa

Tưới nước cho hoa và cây cảnh vào mùa hè cũng có nhiều điều cần chú ý. Nhiệt độ mùa hè rất cao, nhất là vào buổi trưa trong ngày, ánh nắng gay gắt nhất.

Trồng cây cảnh vào mùa hè, nhất định nhớ "5 không", nếu cố chấp coi chừng chỉ còn chậu - Ảnh 3.

Không tưới nước cho cây cảnh vào giữa trưa

Lúc này, cây cảnh trở nên rất mỏng manh dưới cái nóng khắc nghiệt, thậm chí một số lá sẽ bị héo. Nhiều người cho rằng thiếu nước nên lập tức tưới nước nhưng thay vào đó cây cảnh lại bị chết khô.

Đó là vì cây cảnh mùa hè sợ tưới nước nhất vào buổi trưa. Thời tiết nóng nhất vào buổi trưa, lúc này bạn tưới cây cảnh bằng nước lạnh, sự chênh lệch nhiệt độ gay gắt sẽ kích thích ra rễ và gây hại cho rễ.

Do đó, bạn không thể tưới cây cảnh vào buổi trưa mùa hè. Cách đúng là tưới chúng vào sáng sớm hoặc chiều tối khi nhiệt độ thấp hơn.

3. Không để cây cảnh ngột ngạt thiếu thông thoáng

Một số người trồng cây cảnh trên ban công kín ở nhà, thường là đóng kín cửa sổ, khi trời quá nóng thì bật điều hòa, tạo thành môi trường ngột ngạt trên ban công.

Trồng cây cảnh vào mùa hè, nhất định nhớ "5 không", nếu cố chấp coi chừng chỉ còn chậu - Ảnh 4.

Vòa mùa hè, cây cảnh cần được thông gió

Thời tiết vốn đã nắng nóng, sức đề kháng của cây cảnh lại kém. Ngoài ra, việc thông gió không tốt, không có không khí trong lành ảnh hưởng lớn đến quá trình trao đổi chất và quang hợp.

Bệnh thối lá, thối rễ, thối cành thường xuyên xảy ra. Cây cảnh ở nhà nhiều bạn chết vào mùa hè không phải do nắng nóng mà do nóng + ngột ngạt nên chết.

Nếu bạn đang trồng cây cảnh trên ban công kín hoặc trong nhà, thông gió tốt là ưu tiên hàng đầu trong mùa hè.

Tốt nhất nên mở cửa sổ vài giờ mỗi ngày để không khí trong lành được trao đổi trong không gian. Điều này không chỉ tốt cho cây trồng, mà còn tốt cho sức khỏe con người.

4. Không để cây cảnh dưới mưa to trong thời gian dài

Mùa hè là mùa mưa, có khi mưa liên tục, mỗi đợt kéo dài mấy ngày. Cho cây cảnh tắm mưa là cách giúp cây rửa sạch bụi bẩn.

Trồng cây cảnh vào mùa hè, nhất định nhớ "5 không", nếu cố chấp coi chừng chỉ còn chậu - Ảnh 5.

Trời mưa liên tục, cây cảnh cần được che mưa

Hơn nữa, so với nước máy, nước mưa chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn nên cũng tốt cho sự phát triển của cây cảnh. Một số người sẽ di chuyển các chậu hoa trong nhà ra ngoài trời khi trời mưa để cây cảnh tắm mưa.

Nhưng nước mưa cũng chứa rất nhiều vi khuẩn. Cây cảnh tắm mưa trong thời gian dài dễ khiến lá bị nhiễm vi khuẩn, xuất hiện các bệnh như đốm đen, thối lá.

Đặc biệt là các giống mỏng manh như lan hồ điệp, hoa hồng và đỗ quyên, hầu như luôn gặp vấn đề về lá khi tiếp xúc với mưa trong một thời gian dài.

Vì vậy, vào mùa hè, bạn cần cho cây cảnh tắm mưa trong thời gian vừa phải. Khi trời mưa dài, những chậu hoa ngoài trời cần phải được che ưa.

Sau khi những ngày mưa dài kết thúc, bạn nên phun một số loại thuốc trừ bệnh cho cây cảnh trồng dưới đất để phòng bệnh.

5. Không phơi nắng cây cảnh ngay sau khi mưa liên tục

Vào mùa hè, thời tiết mưa kéo dài liên tục, nhiều ngày không có nắng. Nếu mưa tạnh và nắng đột ngột xuất hiện, tốt nhất là che nắng cho cây cảnh để tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Trồng cây cảnh vào mùa hè, nhất định nhớ "5 không", nếu cố chấp coi chừng chỉ còn chậu - Ảnh 6.

Không phơi nắng cây cảnh ngay sau khi mưa liên tục

Vào mùa hè, tia cực tím của mặt trời đặc biệt mạnh. Sau nhiều ngày mưa liên tục, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đột ngột rất dễ làm cây cảnh bị cháy nắng.

Mưa liên tục khiến đất trồng chậu cây cảnh rất ẩm ướt. Nếu lại đem phơi nắng, hơi nước trong chậu sẽ bốc hơi nhiều ở nhiệt độ cao, giống như nồi hấp, sẽ làm hỏng bộ rễ của cây cảnh.

0378.59.00.99