Phát tài phát lộc (cây phát tài, cây phất dụ) là
Giống như cái tên của nó, trong phong thủy,
Tên tiếng Anh của
Khi mua cây phát tài, người ta thường mua theo số lượng cành với ý nghĩa phong thủy khác nhau:
2 cành – tượng trưng cho tình yêu
3 cành – biểu tượng của hạnh phúc
5 cành – tượng trưng cho sức khỏe
8 cành – biểu tượng cho phúc lộc
9 cành – biểu tượng của may mắn
Ngoải a, cây phát tài phát lộc thanh lọc không khí: cây mang đến không khí trong lành, tạo nguồn O2 tự nhiên và hấp phụ được các khí độc hại có lẫn trong môi trường không khí như CO2, ammoniac,formandehyt, bezene….
Nhờ đó, trong nhà trồng cây phát tài mọi người sẽ được hưởng bầu không khí trong lành, tốt cho sức khỏe.
Một cách trồng
Nếu bạn muốn trồng cây cảnh phát tài thủy canh cần lưu ý các điều sau.
1. Chú ý đến lượng nước tiêu thụ của cây cảnh
Nhiều bạn hoa có thể đã thực hiện mọi quy trình một cách nghiêm túc khi trồng cây cảnh phát tài thủy canh nhưng lại thường bỏ quên vấn đề về nước.
Thậm chí, nhiều người muốn đỡ phải đổ nước nhiều lần thì cho nước đầy chai hay nghĩ rằng nhiều nước thì cây cảnh sẽ nhanh ra rễ, mọc nhiều rễ. Nhưng có phải càng nhiều nước càng tốt cho cây cảnh phát tài?
Suy nghĩ này sai rồi. Việc đổ đầy nước vào bình trồng cây cảnh phát tài khiến cây gặp 2 mối nguy:
Không thở được
Cành phát tài ngâm nước lâu chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của nó, vô cùng bất lợi cho sự phát triển, đồng thời cũng là một trong những tác nhân khiến cành mỏng, lá vàng.
Nhiều bạn cho rằng cây cảnh phát tài sinh trưởng trong thủy canh không tốt là do thiếu chất dinh dưỡng. Nhưng thực ra nó đang bị “đuối nước” vì đã đổ quá nhiều nước.
Rễ nhiều thì lá kém phát triển
Việc đổ nhiều nước, ngâm phần lớn cành phát tài trong nước có thể khiến rễ mọc nhiều. Tuy nhiên, quá nhiều rễ lại không phải là điều tốt.
Vì khi bộ rễ phát triển sẽ tiêu hao nhiều chất dinh dưỡng như vậy chất dinh dưỡng dành cho cành lá sẽ ít đi. Điều này khiến các cành bị dài ra, mảnh khảnh và vàng lá.
2. Bổ sung dinh dưỡng cho cây cảnh
Cây phát tài thủy canh lâu ngày không tốt, siêng thay nước cũng vô ích. Điều này là do dinh dưỡng trong nước không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng của cây cảnh. Do đó, trồng 1 thời gian thì cây phát tài sẽ bị gày guộc, rụng lá.
Muốn cây cảnh phát tài phát triển tốt thì bạn vẫn phải bón phân thường xuyên cho cây. Phương pháp bón phân cho cây phát tài thủy canh được sử dụng phổ biến hiện nay là sử dụng dung dịch dinh dưỡng.
Loại dung dịch dinh dưỡng cho cây thủy canh này nói chung rất giàu đạm, lân và kali, tương đối cân đối, cứ mỗi tuần lại nhỏ vào nước vài giọt dinh dưỡng 2 lần.
Ưu điểm của việc bón phân lâu dài cho cây phát tài thủy canh là giúp chúng phát triển không kém gì cây phát tài trồng trong đất. Do đó, bạn đừng chỉ đổ nước là hy vọng cây phát tài sẽ phát triển mạnh mẽ. Cần phải cho chúng “ăn” thêm hàng tuần.
Nếu không có nước dinh dưỡng thì bạn có thể dùng phân hỗn hợp rắn, nghiền nhỏ, rồi rắc vào bình nước. Tuy nhiên, tôi vẫn khuyên các bạn nên dùng dung dịch dinh dưỡng vừa tiện lợi, an toàn, không tốn kém, mỗi lần chỉ cần nhỏ vài giọt, 1 lọ dùng được rất lâu.
3. Cung cấp đủ ánh sáng cho cây cảnh
Nhìn chung, cây cảnh phát tài ưa ánh sáng tán xạ, nếu có quá nhiều ánh sáng trực tiếp cây sẽ bị khô lá. Nhưng nếu đặt trong môi trường tối lâu cây cũng bị vàng và còi cọc. Vì vậy, cần đặt cây cảnh ở môi trường có ánh sáng tán xạ tốt như phòng ăn, phòng khách.
Nếu ánh sáng ở nhà không tốt lắm, bạn cần phải phơi nắng hợp lý. Tất nhiên thời gian phơi nắng không được quá lâu, tránh nắng gắt vào trưa và chiều. Nhưng khi khí hậu mát mẻ cuối thu đầu đông, bạn có thể phơi cây cảnh phát tài dưới nắng trong thời gian dài.
Ánh sáng vừa đủ cho phép cây cảnh quang hợp và phát triển mạnh mẽ hơn. Cụ thể, chúng ta có thể thường xuyên di chuyển cây cảnh phát tài thủy canh ra ban công hoặc đơn giản là chúng ở nơi có ánh nắng chiếu vào, miễn là ánh sáng không quá gắt sẽ có lợi cho sự phát triển của cây cảnh.
4. Cắt tỉa cây cảnh thường xuyên
Cây cảnh phát tài thủy canh sau một thời gian dài, bộ rễ sẽ phát triển rất lộn xộn. Toàn bộ cành sẽ phát triển rất cao, còn bộ rễ do thay nước thường xuyên nên bộ rễ bị cuốn vào nhau với nhiều rễ bị lão hóa, thối nhũn. Căn bản là nhìn vào bình nước trồng cây sẽ không đẹp.
Lúc này, bạn hãy lấy cây cảnh phát tài ra và cắt tỉa lại. Chúng ta lấy cây cảnh ra khỏi nước, để khô và cắt bỏ phần quá dài.
Sau đó bóc hơn một nửa số lá phía dưới và lớp lông tơ, cắt rạch một góc 45°, ngâm trong dung dịch carbendazim nửa giờ, rồi tiếp tục thủy canh.
Và phần được cắt bỏ để vứt bỏ cũng có thể được sử dụng để trồng trong đất. Lấy các phần đã cắt bỏ, loại rễ già thối, ngâm trong carbendazim để khử trùng, phơi khô và trồng vào đất.
Dù là trồng đất hay trồng thủy canh, chỉ cần nhiệt độ môi trường phù hợp là cây cảnh này có thể phát triển nhanh chóng. Nhưng nhớ đừng bón phân cho những cây cảnh phát tài khi chúng chưa bén rễ. Hãy đợi đến khi cây ra rễ rồi mới bón phân, cây cảnh sẽ nhanh lớn hơn.
Ngoài ra, thêm 1 lưu ý nữa là khi thay nước cho cây cảnh bạn không nên đổ quá 1/4 chiều cao của chai nước, chỉ cần ngập bộ rễ của chúng là đủ.
(Theo SH)
Bài viết cùng chuyên mục, chủ đề