Người xưa có câu: Người nghèo nuôi hoa, người giàu nuôi cá nhưng muốn trồng cà cây cảnh lẫn nuôi cá cũng không khó. Chỉ cần chọn cây cảnh phù hợp

Người nghèo trồng cây cảnh, người giàu chơi cá cảnh, đó là vì sở thích hợp với túi tiền. Người nghèo ít tiền có thể sắm vài bồn cây cảnh trồng trong nhà để làm đẹp môi trường, thanh lọc không khí.

Còn nhà giàu thì nuôi cá cảnh, với nhiều con cá phong thủy “đắt khét”, vừa ngắm đã mắt vừa đón điềm lành, nhận tài lộc.

Trên trồng cây cảnh dưới nuôi cá vàng, vừa ngắm đã mắt vừa đón điềm lành, nhận tài lộc - Ảnh 1.

Trồng cây cảnh cùng với cá sẽ giúp bạn có giờ phút thư giãn hơn

Nhưng nếu bạn vừa muốn làm người nghèo lại cũng thích cả người giàu thì cũng có cách để “cho” cả cá và cây cảnh vào một bồn. Với cách nuôi trồng song song này chi phí cũng không cao. Hơn nữa, đối với một số loài hoa và cây cảnh, chúng hoàn toàn có thể cùng tồn tại với cá.

Bạn hãy xem những cây cảnh nào phù hợp sống chung với cá nhé!

1. Cây cảnh họ sen, họ súng

1. Sen mini

Nếu bạn trồng một bát sen nhỏ ở nhà và đặt trên bệ cửa sổ, khi nở hoa rất đẹp nhưng vẫn có cảm giác hơi đơn điệu. Do đó, bạn có thể nuôi 1 vài con cá nhỏ bên dưới thì khi ngắm chúng tâm trạng sẽ phấn khởi hơn.

Trên trồng cây cảnh dưới nuôi cá vàng, vừa ngắm đã mắt vừa đón điềm lành, nhận tài lộc - Ảnh 2.

Sen mini là cây cảnh rất thích hợp nuôi cùng với cá

Chậu cây cảnh nhỏ cũng có thể biến thành hồ sen nhỏ, rất vui vẻ khi tận hưởng thú vui “chơi cá giữa lá sen” này tại nhà.

Hơn nữa, trong hồ sen nhỏ này, sen mini và cá tự chăm sóc lẫn nhau, hình thành nên một hệ sinh thái ổn định, phân cá và cặn thức ăn có thể được sen mini hấp thụ và trở thành chất dinh dưỡng nuôi sen.

Trên trồng cây cảnh dưới nuôi cá vàng, vừa ngắm đã mắt vừa đón điềm lành, nhận tài lộc - Ảnh 3.

Cây cảnh và cá sẽ “chăm sóc” lẫn nhau

Còn cay cảnh có thể thanh lọc nước, giúp nước nhiều oxy hơn để nuôi sống cá. Hơn nữa, khi bạn trồng sen mini với chậu nước đầy có thể là môi trường cho muỗi sinh sôi nhưng nếu bạn nuôi vài con cá thì chúng sẽ ăn hết cung quăng, rất có lợi.

2. Hoa súng

Nếu bạn có sân và đặt ao cá, còn nếu sân quá nhỏ thì có thể bố trí 1 chậu hoa súng lớn. Việc nuôi hoa súng hay sen mini cùng với cá đều có tác dụng bổ sung, “chăm sóc” lẫn nhau.

Trên trồng cây cảnh dưới nuôi cá vàng, vừa ngắm đã mắt vừa đón điềm lành, nhận tài lộc - Ảnh 4.

Bể hoa súng phù hợp để thả cá

Hơn nữa, hoa súng còn có màu sắc phong phú hơn sen mini, hoa cũng nở to hơn, nhìn rất rực rỡ, bắt mắt.

Ngoài ra, việc để hoa súng và cá trong sân là điềm lành, có nghĩa là tiền tài cứ thế mà rủng rỉnh, tài lộc kéo đến sung túc cả năm. Vì vậy, nếu ở nhà bạn có nuôi một bể hoa súng trong nhà thì nhất định cần phải thả vài con cá nhỏ.

Trên trồng cây cảnh dưới nuôi cá vàng, vừa ngắm đã mắt vừa đón điềm lành, nhận tài lộc - Ảnh 5.

Trồng cây cảnh và cá để tạo 1 góc thiên nhiên trong nhà cho mình

Trồng chậu cây cảnh của bạn sẽ sinh động lạ thường. Dù là bạn mua cá cảnh đẹp hay ra sông bắt vài con cá nhỏ về nuôi thì cũng rất thú vị.

Lưu ý khi trồng hoa sen hoa súng trong bể cá

Sen mini thích hợp trồng trong nhà nhưng nếu bạn trồng hoa sen lớn thì cần phải đặt chậu bên ngoài sân để nuôi dưỡng vì chúng yêu cầu nhiều ánh sáng.

Trên trồng cây cảnh dưới nuôi cá vàng, vừa ngắm đã mắt vừa đón điềm lành, nhận tài lộc - Ảnh 6.

Những cây cảnh họ sen, họ súng rất thích hợp để nuôi cùng với cá

Nhưng khi bạn thả cá vào chậu sen thì nhớ là đừng đặt chậu cây cảnh ở nơi quá nắng hoặc nắng gắt kéo dài nhiều giờ vì nước nóng nên có thể làm hại cá của bạn, nhất là khi chậu cây của bạn không quá lớn. Tuy nhiên, không được đặt chậu cây cảnh ở nơi tối vì ánh sáng yếu không tốt cho cả cây cảnh lẫn cá.

Bạn cũng cần chú ý đến lọ sâu của chậu cây cảnh vì nếu chậu nông, ít nước thì không thích hợp nuôi cá. Hơn nữa, nếu chậu cây cảnh quá ít nước, phải thay nước thường xuyên cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của cả cây cảnh lẫn cá.

2. Cây cảnh thủy canh

1. Cây cảnh trầu bà

Trong phòng làm việc chỉ cần có cái ly nhỏ, bạn thả 1 số con cá nhỏ cũng có thể sống sót. Nhưng việc chăm sóc, thay nước cho nó cũng là công việc tốn sức, tốn thời gian.

Và để cho cá “đỡ buồn” lại có người giúp dọn dẹp chất bẩn trong nước thì tốt nhất bạn nên ném vào đó vài nhánh trầu bà.

Trên trồng cây cảnh dưới nuôi cá vàng, vừa ngắm đã mắt vừa đón điềm lành, nhận tài lộc - Ảnh 7.

Cây cảnh trầu bà thủy canh thả cá bên dưới cũng rất thú vị

Chỉ vài ngày trầu bà ra rễ, phát triển là bạn vừa thanh lọc được nước, làm cho bể cá nhỏ của bạn vui mắt hơn mà bạn cũng không tốn sức chăm sóc cả cây cảnh lẫn cá. Nếu cá đói cũng có thể nhấm nháp 1 chút thân cây trầu bà.

Với cách trồng cây cảnh, nuôi cá này thì cả cây và cá đều khỏe.

Có thể thấy trong cùng một môi trường thì cây cảnh trầu bà và cá nhỏ có thể bổ sung cho nhau. Nếu bạn thích cây cảnh thủy canh thì có thể thả một vài con cá nhỏ vào đó.

Trên trồng cây cảnh dưới nuôi cá vàng, vừa ngắm đã mắt vừa đón điềm lành, nhận tài lộc - Ảnh 8.

Với cây cảnh trầu bà, bạn cũng không cần lựa chọn cá cầu kỳ

Nhưng nên nhớ là không được bón phân nhỏ dung dịch dinh dưỡng nuôi cây vào nước vì nếu bạn bón phân tốt cho cây nhưng cá nhỏ sẽ “ngửa bụng”. Bạn không phải lo cây cảnh thiếu chất dinh dưỡng vì phân cá và thức ăn dư thừa của cá sẽ là chất dinh dưỡng rất tốt cho cây cảnh.

2. Cây cảnh phát tài phát lộc

Cây cảnh phát tài phát lộc là một trong những loại cây được nhiều người yêu hoa ưa chuộng trồng thủy canh, có thể đặt trong bếp, nhà hàng. Cây cảnh này có lá xanh quanh năm nhưng để lâu màu lá xanh có vẻ đơn điệu, buồn tẻ.

Trên trồng cây cảnh dưới nuôi cá vàng, vừa ngắm đã mắt vừa đón điềm lành, nhận tài lộc - Ảnh 9.

Thả cá trong bình thủy canh của cây cảnh phát tài phát lộc còn ngăn chặn được cung quăng

Lúc này, bạn có thể bỏ vào lọ cây vài con cá bảy màu nho nhỏ, cho chúng bơi lội tung tăng thì sẽ rất thú vị.

Sự tĩnh lặng của cây cảnh và sự linh hoạt của những chú cá nhỏ sắc màu hoàn toàn ăn khớp với nhau, bạn sẽ rất thư thái khi ngắm nhìn chúng.

Khi nuôi cá trong bình thủy canh nhớ không cho quá nhiều nước sẽ gây thiếu oxy dẫn đến cá chết. Hơn nữa, không nên bịt kín miệng bình thủy canh cũng sẽ gây ra tình trạng thiếu oxy.

Đồng thời, lúc này cần chú ý đến nhiệt độ nước, vì có quá ít nước và nhiệt độ nước quá cao thì cũng khiến cá phơi bụng.

3. Cây cảnh hồng môn

Cây cảnh hồng môn là loài cây lười được trồng phổ biến trong gia đình. Việc trồng cây cảnh này bằng phương pháp thủy canh càng giúp bạn lười hơn.

Trên trồng cây cảnh dưới nuôi cá vàng, vừa ngắm đã mắt vừa đón điềm lành, nhận tài lộc - Ảnh 10.

Hồng môn cũng là cây cảnh thủy canh được ưa thích có thể nuôi cùng cá

Bạn có thể thả cá dưới bình thủy canh trồng cây cảnh hồng môn. Có điều bạn cần chú ý đến chất lượng nước, cần thay nước thường xuyên, nếu không chất lượng nước không tốt, cá dễ chết. Mỗi lần thay nước bạn cũng nên dùng nước mưa hoặc nước máy đã phơi ngoài nắng 1-2 ngày để các chất tẩy bốc hơi hết, sẽ tốt cho cả cây lẫn cá.

Mùa hè bạn cần chú ý đến nhiệt độ nước cao, mùa đông cũng phải chú ý đến nhiệt độ nước lạnh. Có thể lót dưới đáy chậu cây 1 lớp sỏi, đá cuội có vai trò nhất định trong việc ổn định nhiệt độ, có thể giữ ấm cho cây và cá. Nếu bạn cần bón phân cho cây cảnh thì nên dùng phân bón lá, phun vào lá mà không cần cho vào nước.

Trên trồng cây cảnh dưới nuôi cá vàng, vừa ngắm đã mắt vừa đón điềm lành, nhận tài lộc - Ảnh 11.

Lót sỏi bên dưới bình cây cảnh có thể ổn định nhiệt độ

Tóm lại, về nguyên tắc, tất cả các loài hoa và cây cảnh có thể trồng thủy canh đều có thể nuôi cùng với cá. Nhưng bạn không nên nuôi một số loài hoa và cây cảnh có độc với cá vì có thể gây độc cho các chú cá nhỏ xinh xắn.

Bạn hãy làm một người giàu đi, chơi cả cá lẫn cây cảnh, ngắm nhìn chúng và mong ước về sự sung túc, thịnh vượng.

(Theo SH)

0378.59.00.99