Cây cảnh lưỡi hổ rất được nhiều người ưa thích trồng trong nhà. Chúng không chỉ dễ sống, có tạo hình ấn tượng mà còn có tác dụng thanh lọc không khí mạnh.
Trong số rất nhiều các loại cây cảnh trang trí trong nhà, có nhiều loại cây có thể sinh sản bằng phương pháp cắt cành và giâm xuống đất như trúc diệp, kim tước, phát lộc.
Còn cây lưỡi hổ có thể nhân giống được bằng phương pháp cắt lá để nuôi cấy bằng đất hoặc thủy canh.
Quá trình nhân giống cây lưỡi hổ rất thú vị, bạn có thể thử xem!
1.Nhân giống cây cảnh lưỡi hổ bằng cách tách cụm
Trên thực tế, phương pháp nhân giống tốt nhất đối với cây cảnh lưỡi hổ là tách cụm. Đó là đợi một số chồi bên nhỏ phát triển ở dưới thân rễ của lưỡi hổ và khi các chồi bên phát triển cao khoảng 7 ~ 9 cm thì bạn có thể dùng dao sắc cắt bớt chồi bên.
Nên nhớ việc cắt chồi cần vào mua xuân hoặc mùa thu thì thuận tiện cho việc phát triển của cây hơn. Khi đó, thân rễ dọc phía dưới được cắt và cấy vào bầu đất mới để phát triển thành chậu lưỡi hổ mới.
Lưỡi hổ được lai tạo theo phương pháp tách cụm có thể giữ được những đặc điểm ban đầu, kể cả những đốm hình gấm trên lá.
Phần dưới của cây lưỡi hổ sẽ mọc ra các thân rễ to khỏe, các thân rễ của nó có thể được xẻ ra (mỗi đoạn có một ít lá), sau đó có thể chia thành một cây.
2. Nhân giống cây cảnh lưỡi hổ bằng cách cắt lá thủy canh
Lá của cây cảnh lưỡi hổ có thể dùng để nhân giống bằng phương pháp thủy canh hoặc nuôi cấy trong đất.
Với phương pháp nhân giống thủy canh, sau lá lưỡi hổ phát triển mạnh hơn, bạn có thể chọn nhân giống vào mùa xuân và mùa thu, nhiệt độ tốt nhất là từ 18-25 độ C, độ ẩm không khí nên duy trì ở mức 50% – 65%.
Bạn hãy chuẩn bị trước một số dao hoặc kéo sắc bén và phải khử trùng dao kéo trước khi cắt lá. Bạn có thể chần sơ qua nước sôi hoặc xịt một ít cồn để khử trùng cho dao kéo.
Chọn lá lưỡi hổ cứng cáp và cắt trực tiếp sát dưới gốc lá, gần với đất.
Vì là nhân giống bằng phương pháp thủy canh nên phải xử lý phần lá tiếp xúc với nước. Thông thường các loại cây nhân giống bằng các mảnh lá đều được cắt trực tiếp ở vết rạch phía dưới. Nhưng cây cảnh lưỡi hổ, bạn cần cắt hình chữ V ngược ở đáy lá.
Lá lưỡi hổ sau khi được cắt xong có thể để ở nơi thoáng gió, râm mát từ 1 -2 ngày để vết thương khô. Sau đó, bạn chuẩn bị một vật đựng trong suốt, có thể là chai nhựa hoặc chai thủy tinh, chứa đầy nước sạch thích hợp.
Chú ý mực nước không được quá cao, mực nước cao hơn một chút so với đỉnh của vết rạch hình chữ V ở phía dưới.
Điều này để đảm bảo cả hai mặt của lá có thể được ngâm trong nước, trong khi phần giữa hơi tiếp xúc với mặt nước, điều này giúp chồi nảy mầm tốt hơn.
Khi bạn ngâm mảnh lá lưỡi hổ trong nước, ở chỗ đỉnh chữ V ngược sẽ ra rễ mới, đến khi rễ khỏe mạnh thì từ đó sẽ chồi ra chồi non và mọc cao dần, lộ lên trên mặt nước.
Sau khi bạn thả mảnh lá lưỡi hổ vào nước, hãy đặt ở vị trí có ánh sáng khuếch tán quá 3 tiếng nhưng không được phơi nắng. Bạn chỉ cần có thêm ánh sáng dịu mỗi ngày, giữ ấm và môi trường ẩm ướt, cộng với hệ thống thông gió tốt là được.
Trong môi trường như vậy, cây cảnh lưỡi hổ từ mảnh lá giâm bằng phương pháp thủy canh sẽ ra rễ sau 3-4 tuần và 2 tháng sau rễ có thể mọc len chồi khỏe mạnh.
Nhân giống lưỡi hổ bằng cách giâm lá thủy canh rất đơn giản. Chỉ cần bạn cẩn thận là có thể thành công. Việc đặt mảnh lá lưỡi hổ trong chai thủy tinh và ngắm nó mỗi ngày, nhìn nó từ từ ra rễ sẽ rất thú vị.
Đặc biệt, khi chồi non mọc ra nhìn rất dễ thương. Bạn có thể tiếp tục chăm sóc chồi 1 thời gian bằng phương pháp thủy canh, sau đó nhấc ra và trồng vào chậu đất. Bạn sẽ có một chậu lưỡi hổ mới khỏe mạnh, xinh đẹp.
3. Nhân giống cây cảnh lưỡi bổ bằng cách cắt lá nuôi cấy trong đất
Cách nhân giống bằng các mảnh lá của lưỡi hổ và giâm vào đất cũng rất đơn giản. Bạn hãy chọn những lá lưỡi hổ cứng cáp, cắt thẳng trực tiếp mặt dưới của lá.
Bạn có thể cắt lá và đặt ở nơi thoáng gió và có ánh sáng từ 1 đến 2 ngày. Sau đó chuẩn bị đất cát tơi xốp và thoát nước như đất than bùn, đá bọt (đá trân châu), trộn theo tỷ lệ 2: 1 hoặc 1: 1; hoặc dùng lá cây mục và đất cát thô, trộn theo tỷ lệ 2: 1.
Bạn xịt một chút nước lên đất chậu để giữ ẩm cho đất, nhưng không quá ẩm và đặc biệt không được để tích nước trong bầu đất.
Sau đó, bạn có thể đào lỗ trên bầu đất, cắm lá vào, miễn là mảnh lá ổn định, không nên trồng quá sâu. Giai đoạn sau, cứ 1 đến 2 tuần kiểm tra độ khô và ướt của đất trồng trong chậu, chỉ cần đợi đến khi mặt đất khô từ 4 đến 5 cm thì tiến hành tưới nước, không để đất quá ẩm.
Giống như cắt lá thủy canh để nhân giống cây lưỡi hổ, cắt lá nuôi cấy trong đất để nhân giống lưỡi hổ cũng cần duy trì môi trường ẩm ướt, duy trì độ ẩm không khí nhất định và thông gió tốt, duy trì nhiệt độ khoảng 20 độ C là tốt nhất.
Sau khoảng một tháng, các mảnh lá giâm trong đất sẽ ra rễ. Sau khoảng hai tháng, lưỡi hổ sẽ đâm chồi từ các mảnh lá nhưng đôi khi 3-4 tháng cũng chưa mọc chồi là điều bình thường. Việc mảnh lá giâm lâu mọc chồi cũng liên quan đến môi trường sống phù hợp hay không.
Chỉ cần lá lưỡi hổ không bị thối rữa thì lâu một chút bạn vẫn có thể nuôi dưỡng nó và chờ đợi. Sau 1 đến 2 tháng có thể dùng tay giũ nhẹ lá, nếu lá mọc ổn định hơn chứng tỏ bộ rễ đã phát triển mạnh.
Sử dụng hom lá để nhân giống cây cảnh lưỡi hổ rất thú vị.
Nhưng nó có một nhược điểm là cây được nhân giống bằng phương pháp cắt cành sẽ quay lại giống cây ban đầu của lưỡi hổ, chỉ còn màu xanh đơn thuần mà mất đi các sọc vàng hoặc trắng ấn tượng.
(Bài và ảnh: theo Sina)
Bài viết cùng chuyên mục, chủ đề